Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Quân Nguyễn, Hồng Khôi Võ, Thị Liên Bùi, Huyền Trang Khúc

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616 Diseases

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 371-374

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466445

 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Đối tượng nghiên cứu: 23 bệnh nhân BPPV được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông và Phòng Cấp cứu – Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2022 đến tháng 10/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 66,50±12,30 tuổi, nữ giới chiếm 78,3%, tỷ lệ bệnh nhân có những đợt tái phát trong tiền sử là 69,6%, chỉ số BMI trung bình là 22,37±1,60. Có đến 91,4% bệnh nhân BPPV là nguyên phát. Một số tiền sử và bệnh lý kèm theo thường gặp bao gồm: Rối loạn Lipid máu (60,9%), ĐTĐ týp 2 (43,5%), Tăng huyết áp (44,0%), rối loạn lo âu-trầm cảm (39,1%). Vị trí tổn thương thường gặp hơn ở bên phải (78,3%), bên trái (17,4%) và hai bên (4,3%). Đặc điểm rung giật nhãn cầu khi làm nghiệm pháp Dix-Halpike bao gồm thời gian tiềm: 3,43±1,34 giây, thời gian rung giật nhãn cầu: 9±2,71 giây. Điểm T-Score trung bình là -2,73±0,71 trong đó có đến 47,8% bệnh nhân loãng xương (T-Score: <
  -2,5)
  43,5% bệnh nhân thưa xương (T-Score: -1 đến -2,5) và 8,7% bệnh nhân có mật độ xương bình thường (T-Score >
  -1). Kết luận: BPPV là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở nữ giới (78,3%), có 69,6% bệnh nhân đã có nhiều đợt tái phát trong tiền sử. Một số bệnh lý kèm theo thường gặp bao gồm: Tăng huyết áp, ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, béo phì, loãng xương.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH