Kết quả ghép da đầu mảnh mỏng trong điều trị tổn thương bỏng sâu ở trẻ em tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tuấn Hưng Ngô, Đình Hùng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.5 Diseases of integument

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 22-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466586

 Đánh giá kết quả ghép da đầu mảnh mỏng trong điều trị tổn thương bỏng sâu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp 57 lần phẫu thuật lấy da mảnh mỏng trên 38 bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu từ 2% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên tại Bệnh viện Bỏng quốc gia từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022. BN được chia làm hai nhóm lấy da vùng đầu (nhóm nghiên cứu) và lấy da vùng khác (nhóm chứng), được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Tỷ lệ da ghép bám sống ở nhóm nghiên cứu tốt hơn có ý nghĩa nhóm chứng (p = 0,02), đặc biệt ở nền ghép sau cắt hoại tử. So với nhóm chứng, nhóm nghiên cứu có thời gian khỏi vùng lấy da thấp hơn đáng kể (p = 0,000). Đánh giá vùng lấy da sau 1 tháng và 3 tháng phẫu thuật thấy 100% bệnh nhi mọc tóc bình thường, không có trường hợp nào viêm da khư trú. Cảm giác ngứa ở nhóm chứng cao hơn nhóm nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,000). Ở nhóm chứng, có 5 bệnh nhi (17,86%) sau 3 tháng phẫu thuật có sẹo lồi, sẹo phì đại 1 phần vùng lấy da
  trong khi, nhóm nghiên cứu không có trường hợp nào, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Kết luận: Nhóm được ghép da bằng da đầu tự thân có khả năng bám sống tốt hơn. Ở vùng lấy da đầu khỏi nhanh hơn và ít xuất hiện các biến chứng gây mất thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH