Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được phẩu thuật van tim tại Khoa GMHS TM - Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 2/2022 đến 7/2022. Biến phụ thuộc LCOS, biến độc lập được chia làm ba nhóm trước phẩu thuật, trong phẩu thuật và sau phẩu thuật. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R4.2.2. Thực hiện hồi quy logistic đơn biến để xác định các yếu tố tiên lượng độc lập. Kết quả: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân sau phẩu thuật van tim kết quả cho thấy: LCOS sau phẩu thuật van tim có tỷ lệ 28,3% với thời điểm xảy ra trung bình 5.88h sau phẩu thuật. Qua phân tích hồi quy loggistic đơn biến kết quả tìm ra các yếu tố tiên lượng độc lập bao gồm: EF <
= 40% tại các thời điểm trước mổ (OR = 12.9, 95%CI 1.73 - 26.5), EF 0h (OR = 2.3, 95%CI 2.4 - 8.9), EF 4h (OR = 2.9, 95%CI 1.9 - 6.7), EF 24h (OR = 1.9, 95%CI 1.5 - 9.5), lactat tại các thời điểm sau phẩu thuật 0h (OR = 1.81, 95%CI 1.25 - 2.8), 4h (OR = 1.41, 95%CI 1.13 - 1.85), 8h (OR = 1.38, 95%CI 1.14 - 1.73), 12h (OR = 1.35, 95%CI 1.11 - 1.72), creatinin tại thời điểm 24h sau phẩu thuật (OR = 1.02, 95%CI 1.01 - 1.04), thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (OR = 1.02, 95%CI 1.02 - 1.04), thời gian cặp động mạch chủ (OR = 1.2, 95%CI 1.1 - 1.2). Kết luận: Hội chứng cung lượng tim thấp là một trong những biến chứng nặng sau phẩu thuật van tim, phát hiện sớm và xử trí kịp thời làm giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố trước, trong và sau phẩu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập LCOS sau phẩu thuật.