hung, trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nông thôn là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương trong cả nước. Theo Báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phần lớn dân số Việt Nam vẫn tập trung sống và sản xuất ở khu vực nông thôn với khoảng 63,09 triệu người, chiếm 65,6% dân số cả nước [7]. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 -2020 của Bộ TN&
MT cho thấy [2], lượng CTRSH nông thôn trong cả nước ngày càng gia tăng, năm 2016 phát sinh 0,3 kg/người/ngày, năm 2019 phát sinh 0,45kg/người/ngày
tổng lượng CTRSH trên cả nước năm 2019 phát sinh 28.394 tấn/ ngày. CTRSH nông thôn phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học... có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy với độ ẩm thường trên 60%, những năm gần đây lượng túi ni lông và nhựa xuất hiện ngày càng nhiều trong thành phần CTRSH. Hầu hết CTRSH không được phân loại tại nguồn, tỷ lệ thu gom còn thấp, trung bình đạt khoảng 40 - 50% so với lượng CTRSH phát sinh.