Đau bụng khi hành kinh là tình trạng phụ khoa phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng Y Học Cổ Truyền ngày càng được chứng minh có hiệu quả cao. Để điều trị tốt, việc chẩn đoán đúng là cần thiết, trong đó Thiệt chẩn là 1 phương pháp quan trọng, khách quan giúp chẩn đoán, theo dõi diễn tiến và đánh giá hiệu quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm bước đầu khảo sát đặc điểm thiệt chẩn của sinh viên Khoa Y học cổ truyền Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng kinh giai đoạn hành kinh. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 188 sinh viên Khoa Y học cổ truyền có biểu hiện đau bụng khi hành kinh. Hình ảnh lưỡi được chụp trong 24 − 36 giờ từ khi bắt đầu giai đoạn hành kinh, sau đó được phân tích bằng máy thiệt chẩn ZMT − 1A. Tỉ lệ đau bụng kinh: 47,9%. Chất lưỡi nhạt 11,7%, hồng nhạt 19,7%, hồng 9,6%, ám hồng 9%, ám tím 30,3%, tím nhạt 19,7%
có điểm ứ huyết 4,26%, lưỡi gầy 51,6%, có dấu ấn răng 20,7%, có vết nứt 66,5%, có gai lưỡi 31,9%
rêu trắng 33,5%, rêu vàng 3,2%
Rêu khô 4,3%, rêu ướt 41%, rêu nhuận 36,7%
độ bong tróc 0,5%, rêu mỏng 4,8%, rêu dày 17,6%, rêu ít 69,7%. Có sự khác biệt về màu sắc chất lưỡi giữa nhóm sinh viên có mức độ đau bụng kinh vừa và nặng (p<
0,05). Tỉ lệ đau bụng kinh là 47,9%. Chất lưỡi tím nhạt và ám tím, lưỡi gầy, có vết nứt, rêu lưỡi ít màu trắng chiếm đa số. Có mối liên quan giữa màu sắc chất lưỡi và mức độ đau bụng kinh.