Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định đặc điểm dịch tễ và sự thay đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hóa máu trên chó bị viêm tử cung tích mủ được thực hiện Bệnh xá Thú y, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 121 chó bị viêm tử cung tích mủ, chiếm 31,59% trong tổng số 383 chó có bệnh lý trên đường sinh dục được đưa đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá. Kết quả nghiên cứu dịch tễ cho thấy, bệnh xảy ra ở giống chó nội cao hơn so với giống chó ngoại (35,34% so với 24,62%). Bệnh viêm tử cung tích mủ xảy ra cao nhất ở chó >
5 năm tuổi (38,09%) và thấp nhất xảy ra ở chó <
2 năm tuổi (8,75%). Bệnh ảnh hưởng bởi phương thức nuôi, chó nuôi thả tỷ lệ bệnh cao hơn so với chó nuôi nhốt (40,25%
17,68%). Những con có tiền sử tiêm ngừa thai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những con không có tiền sử tiêm ngừa thai (38,64%
18,18%). Kết quả xét nghiệm sinh lý máu 70/121 chó mắc bệnh viêm tử cung tích mủ cho thấy, số lượng RCB (hồng cầu), HGB (huyết sắc tố), HCT (tỷ lệ thể tích hồng cầu) đều giảm (dao động lần lượt là 1,34 – 5,47.106/mm3, 3 – 11,91 g/dL và 9,3 – 36,9%)
số lượng bạch cầu, bạch cầu lympho và bạch cầu trung tính tăng cao (dao động lần lượt là 18,3 - 75,49.103/mm3
31,8 - 50,6% và 71,2 - 92%). Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu trên chó mắc bệnh viêm tử cung tích mủ cho thấy, chỉ số AST (Aspartate aminotransferase), ALT (Alanine aminotransferase), urea và creatine đều cao hơn so với bình thường (dao động trong khoảng từ 49 – 565 U/L và 63 – 171 U/L
26,3 – 225,5 mg/dL và 1,7 – 14,1 mg/dL). Kết quả đánh giá huyết học cho thấy, giảm hồng cầu, giảm nồng độ hemoglobin, giảm dung tích hồng cầu (PCV), tăng bạch cầu với bạch cầu trung tính, các chỉ số sinh hóa: AST, ALT, ure, creatine tăng cao so với bình thường, là những phát hiện nhất quán liên quan đến bệnh viêm tử cung tích mủ trên chó.