Một số dạng nhiễm khuẩn cột sống ở bệnh viện Saint Paul năm 2020-2021: Nguyên nhân gây bệnh và kết quả điều trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Quang Lương, Việt Hoàng Trần, Văn Dương Phạm, Trung Kiên Dương, Ngọc Anh Vũ, Việt Đức Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 280-287

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466782

Mô tả đặc điểm và kết quả điều trị một số dạng nhiễm khuẩn cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân nhiễm khuẩn cột sống điều trị tại đơn vị cột sống từ năm 2020 đến 2021, được chia làm 3 nhóm theo nguyên nhân bệnh: Nhóm 1 (n=16) – nhiễm khuẩn nguyên phát, Nhóm 2 (n=10) – nhiễm khuẩn sau các thủ thuật tiêm giảm đau, Nhóm 3 (n=3) – nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nguyên, vị trí, biến chứng, phương pháp điều trị và kết quả được ghi nhận và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Thông tin chung: Tỷ lệ Nam/Nữ =2,1/1, Tuổi trung bình: 55,6 ± 15,1, Vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu vàng (6) 19.4%, Tụ cầu trắng (1) 3.2%, Lao (6) 19.4%, E. Coli – (1) 3.2%, không rõ vi khuẩn – (11) 35.5%, không tìm vi khuẩn trong (5) 16.1%. Vị trí tổn thương: Viêm thân sống đĩa đệm (21)– 67.7%, Cơ cạnh sống (6)- 19.4%, Abscess ngoài màng cứng (3) 9.7%, viêm khớp cùng chậu (1) 3.2%. Nhóm 1 – Nhiễm khuẩn cột sống nguyên phát (n=18): vi khuẩn gây bệnh: Lao – 6, S. aureus – 2, 6 trường hợp âm tính, 4 bệnh nhân không đi tìm vi khuẩn. Biến chứng nặng: nhiễm khuẩn huyết – 15.8%. Điều trị: Phẫu thuật – 13, Sinh thiết 2, điều trị nội từ đầu 3. Kết quả: Tốt – 83.3%, trung bình – 5.6%, Xấu – 11.1% (trong đó chết 1). Nhóm 2 (n=10) – Nhiễm khuẩn cột sống sau các thủ thuật tiêm giảm đau: yếu tố nguy cơ – 60%. Loại hình tiêm giảm đau cột sống: Châm cứu – 2, Bơm cement – 4, Tiêm trigger point hoặc ngoài màng cứng – 4. Vi khuẩn gây bệnh: E. Coli – 1, S. aureus – 4, S coagulase negative 1, K. pneumoniae 1, âm tính 2, không đi tìm vi khuẩn 1. Biến chứng nặng: nhiễm khuẩn huyết – 2. Điều trị: phẫu thuật CĐCS 2, sinh thiết 1, PT làm sạch 2, chọc hút hoặc dẫn lưu 4, điều trị nội 1. Kết quả: Tốt – 50%, Trung bình – 30%, Xấu – 20%( trong đó chết 1). Nhóm 3 – Nhiễm khuẩn vết mổ cột sống (n=3): Yếu tố nguy cơ: Đái tháo đường 2. Vi khuẩn gây bệnh: Không rõ vi khuẩn 100%. Điều trị cố định cột sống 2 (1 viêm đĩa đệm L1-2 do kéo đâm, 1 sau sinh thiết và bơm cement thất bại, cắt thân CĐCS), tháo bỏ dụng cụ 1 (L1: sau mổ CĐCS tại bệnh viện khác, L2: chảy mủ vết mổ mổ làm sạch, L3: mổ thay vít, L4: tháo dụng cụ).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH