Xác định giá trị tiên đoán mô bệnh học polyp đại trực tràng của phân loại JNET với nội soi dải tần hẹp kết hợp tiêu cự kép. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 666 bệnh nhân với 1087 polyp đại trực tràng trong thời gian từ 10/2021 đến tháng 2/2023 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Trong đó, hệ thống máy xử lý EVIS EXERA III CV- 190 và dây soi CF-HQ190I được sử dụng để đánh giá polyp theo phân loại JNET. Số liệu được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác của phân loại JNET tương ứng là JNET-1 86,5%
95,7%
88,3%
95,0%
93,2%
JNET-2A 91,9%
81,4%
90%
84% và 87,7%
JNET-2B 54,7%
96,6%
54,7%
96,6% và 93,7%
JNET-3 66,7%
99,9%
93,3%
99,4% và 99,4%. Độ nhạy trong việc nhận diện tổn thương tân sinh từ các tổn thương không tân sinh là 97,8%, độ đặc hiệu phân biệt tổn thương nguy cơ cao với tổn thương loạn sản độ thấp là 95,9% và độ đặc hiệu phân biệt tổn thương xâm lấn sâu từ các tổn thương tân sinh là 99,8%. Kết luận: Phân loại JNET với nội soi dải tần hẹp kết hợp tiêu cự kép có giá trị cao trong tiên đoán mô bệnh học của polyp đại trực tràng, từ đó giúp bác sĩ nhận diện rõ bản chất tổn thương và tránh các phẫu thuật không cần thiết. Phân loại JNET nên được xem xét áp dụng tại Việt Nam.