Nghiên cứu nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong huyết thanh của nam giới ≥ 50 tuổi bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và một số yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Tài Đinh, Đình Đạm Lê, Nhật Minh Nguyễn, Đình Khánh Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 305.31 Men

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học Huế 2023

Mô tả vật lý: 29-35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466889

 Nam giới >
  50 tuổi thường có các triệu chứng đường tiểu dưới và phần lớn đều do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TTL). Tỷ lệ mắc bệnh tăng sinh lành tính TTL tăng lên theo tuổi. Bên cạnh bệnh lý lành tính TTL, tỉ lệ mắc ung thư TTL ngày càng tăng tại Việt Nam và đứng hàng thứ 7 theo ước tính của GLOBOCAN 2020. Việc nhận biết các đặc điểm về kháng nguyên đặc hiệu TTL sẽ giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân có các bệnh lý TTL được hiệu quả và chính xác. Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng sinh lành tính TTL có triệu chứng đường tiểu dưới và khảo sát nồng độ của kháng nguyên đặc hiệu TTL và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 90 bệnh nhân nam từ 50 tuổi trở lên, có triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, siêu âm đo thể tích TTL, đo niệu dòng đồ, định lượng nồng độ PSA huyết thanh. Đánh giá sự tương quan giữa nồng độ tPSA với một số yếu tố như: tuổi, thể tích TTL. Kết quả: Nhóm tuổi hay gặp nhất là 60 - 69 tuổi và 70 - 79 tuổi, bệnh nhân vào viện khi đã có rối loạn tiểu tiện ở mức độ trung bình đến nặng, điểm IPSS trung bình 19,0 ± 6,9
  điểm QoL trung bình 3,5 ± 1,1. Các triệu chứng đường tiểu dưới thường gặp nhất là cảm giác tiểu không hết (86,7%), tia tiểu yếu (84,4%), tiểu gắng sức (81,1%), tiểu đêm (80,0%). Thể tích tuyến tiền liệt trung bình đo được qua siêu âm là 36,13 ± 10,86 ml. Thể tích cặn bàng quang trung bình là 96,0 ± 47,6 ml, Qmax trung bình là 12,7 ± 5,3 ml/s, Qave trung bình là 5,6 ± 2,4 ml/s. Phần lớn bệnh nhân có PSA toàn phần <
  4 ng/ml chiếm 73,3%. Kết luận: Phần lớn bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần <
  4 ng/ml chiếm 73,3% chỉ có 3,3% bệnh nhân vượt qua mức >
  10 ng/ml. Nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần và tuổi của bệnh nhân không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần có liên quan với thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân (p <
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH