Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý gan-mật-tụy và ống tiêu hóa: hồi cứu 120 ca bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thế Hiệp Nguyễn, Thị Bích Ngọc Đỗ, Hiếu Học Trần, Quế Sơn Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội) 2023

Mô tả vật lý: 173 - 181

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466915

 Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là mục tiêu quan trọng để cải thiện chất lượng phẫu thuật. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm người bệnh được phẫu thuật các bệnh lý tiêu hóa. Phương pháp mô tả tiến cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 6/2023. Ghi nhận tỷ lệ và phân tích đơn biến dự đoán các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong 30 ngày sau mổ. Tổng số 120 bệnh nhân, 9 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ (7,5%). Tuổi trung bình là 55,9 ± 18,0 (14 - 91) tuổi. Phân tích đơn biến, có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa các yếu tố ASA <
  III và ASA ≥ III (4,3% so với 17,9%, p = 0,017)
  không tiền sử và đã phẫu thuật ổ bụng (3,5% so với 10,5%, p = 0,01)
  mổ nội soi và mổ mở (0% so với 16,4%, p = 0,001). Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các yếu tố nam và nữ (8,8% so với 5,8%, p = 0,53)
  tuổi <
  60 và ≥ 60 (8,5% so với 6,6%, p = 0,69)
  BMI (p = 0,196)
  bệnh phối hợp so với không bệnh phối hợp (8,6% so với 6,5%, p = 0,65)
  thời gian nằm viện ≤ 7 ngày với >
  7 ngày (13% so với 6,2%, p = 0,26)
  mổ cấp cứu so với mổ phiên (5,9% so với 8,7%, p = 0,56) và mức độ sạch bẩn của phẫu thuật (p = 0,06). Kết luận: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 7,5%. ASA ≥ 3, tiền sử mổ bụng cũ và mổ mở là các yếu tố dự đoán làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH