Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa cho đàn ong ngoại Apis mellifera tới năng suất, chất lượng sản phẩm mật ong

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Vinh Ngô, Quốc Hùng Nguyễn, Anh Tuấn Trương, Văn Huyên Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và Phát triển, 2023

Mô tả vật lý: 97-103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466928

 Nghiên cứu này nhằm xác định, đánh giá ảnh hưởng của 4 phương thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng mật, sức đẻ trứng của ong chúa, là cơ sở để sản xuất thức ăn bổ sung cho đàn ong ngoại (Apis mellifera) trong mùa vụ khan hiếm hoa mật. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021 tại huyện Ba Vì (Hà Nội), huyện Hạ Hòa và Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo dõi 120 đàn ong ngoại, được chia làm 3 điểm thí nghiệm (3 trại mỗi huyện 1 trại/120 đàn ong). Với 4 phương thức cho ăn khác nhau với kết quả lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của 3 trại ở PT4 lần lượt là 123,10
  125,20
  122,30 g/đàn/ngày) là cao nhất, tiếp đến là PT1: 105,30
  113,30
  110,70
  PT2: 112,00
  111,50
  112,40 g/đàn/ngày và thấp nhất là PT3: 90,00
  90,40
  90,50 g/đàn/ngày (P <
  0,05). Ở 4 phương thức cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của các đàn ong của cả 3 trại. PT4 có sức đẻ trứng tốt nhất. Phương thức PT1 và PT2 không có sự sai khác đến năng suất mật ong. Ở PT3 có năng suất mật ong thấp nhất, cao nhất ở PT4. Chất lượng mật ong 4 PT cho ăn được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng như tồn dư đậu tương, đường khử và hàm lượng HMF của mật ong đều đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật mật ong QCVN-2015 của Bộ Y Tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH