So sánh hiệu quả phong bế mặt phẳng cơ răng trước (SAPB) với phong bế thần kinh ngực (PEC II) bằng Ropivacain 0,375% 15ml trong phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ (VATS). 2.Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên và có đối chứng trên 62 bệnh nhân phẫu thuật VATS, chia thành 2 nhóm được gây tê dưới hướng dẫn siêu âm bằng Ropivacain 0,375% 15ml trước phẫu thuật: nhóm I: SAPB, nhóm II: PEC II. Gây mê thường quy, sau rút nội khí quản lắp giảm đau PCA morphin cho cả 2 nhóm khi VAS >
4, số liệu được mã hoá và xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu: Phương pháp gây tê SAPB và gây tê PEC II dưới hướng dẫn siêu âm đơn giản, dễ thực hiện. Thời gian bắt đầu tác dụng, chu vi vùng phong bế không khác biệt giữa hai nhóm, nhưng SAPB phong bế vùng nách tốt hơn, PEC II phong bế về phía cạnh ức tốt hơn. Thời gian tác dụng của SAPB là 434 ± 134 phút dài hơn đáng kể PEC II 197 ± 86 phút. SAPB và PEC II đều cho hiệu quả tương đương để giảm đau trong và sau phẫu thuật VATS. Lượng Fentanyl trong mổ, lượng morphin sau mổ, điểm VAS trung bình khi nghỉ/vận động/ khi ho trong 72h sau phẫu thuật ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian yêu cầu morphin đầu tiên được trì hoãn đáng kể ở nhóm SAPB 6.2± 1.3 giờ so với 3.3 ± 1.1 giờ ở nhóm PEC II liên quan đến thời gian tác dụng. Tác dụng không mong muốn của 2 nhóm đều thấp và không nguy hiểm. Kết luận: nhóm SAPB có hiệu quả giảm đau trong và sau mổ VATS tương đương với PEC II nhưng có thời gian tác dụng dài hơn.