Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021 - 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thảo Trang Trần, Dương Tùng Anh Đinh, Thị Hải Yến Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 140-145

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466942

 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sinh non còn ống động mạch (CÔĐM) tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/4/2022 và nhận xét kết quả điều trị đóng ống động mạch bằng thuốc của các trẻ nói trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả một loạt ca bệnh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Tuổi thai khi sinh của nhóm trẻ CÔĐM trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở nhóm 28 - <
 34 tuần tuổi (77,8%), gặp chủ yếu ở trẻ nữ. Hầu hết trẻ được nhập viện trước giờ tuổi thứ 24 với cân nặng khi sinh £2000gr. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mạch nảy mạnh, tim tăng động và có tiếng thổi tâm thu. Bệnh đồng mắc khi nhập viện chủ yếu là bệnh màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua và viêm phổi. Có 32/72 trẻ được chỉ định điều trị nội khoa bằng paracetamol đường tiêm. Sau điều trị, các chỉ số: kích thước nhĩ trái, tỷ lệ LA/Ao, đường kính phổi và đường kính chủ của ống động mạch đều giảm rõ rệt. Có 28/32 trẻ được điều trị bằng paracetamol đường tiêm cho kết quả đóng ống thành công. Thời gian hỗ trợ thở Oxy ở nhóm trẻ này ngắn hơn rõ rệt so với nhóm không đóng được ống động mạch. Kết luận: CÔĐM thường gặp ở trẻ sinh non <
 34 tuần với cân nặng lúc sinh thấp. Điều trị đóng ống bằng paracetamol đường tiêm mang lại hiệu quả tốt và không ghi nhận tác dụng phụ. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH