Đối tượng: Tất cả sinh viên y5 trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã học bài viêm da tiếp xúc tham gia nghiên cứu từ tháng 2 - tháng 9 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu gồm 344 sinh viên có 40 sinh viên (12%) bị bệnh VDTXKƯ bàn tay, chủ yếu bị bệnh từ 2-3 năm (40%), 60% bị cả ngón và bàn tay và 75% bị 2 bên tay, 55% có triệu chứng ngứa và rát, thương tổn dát đỏ, da khô, bong vảy da, nứt nẻ, hầu hết đều do tiếp xúc xà phòng, chất tẩy rửa, 65% bệnh có liên quan đến thay đổi thời tiết và tăng lên chủ yếu vào mùa thu đông (87%). Đánh giá kiến thức theo thang Bloom đa số sinh viên đạt được ở mức áp dụng tuy nhiên có 10% sinh viên còn không nhớ được cơ chế tác động của chất tẩy rửa gây bệnh VDTXKƯ bàn tay. Hầu hết sinh viên chỉ quan tâm mức độ trung bình với bệnh VDTXKƯ bàn tay (42%), sinh viên có mức độ quan tâm nhiều tới việc sử dụng găng tay (49%) và có thói quen dụng găng tay thường xuyên (47%) khi tiếp xúc chất tẩy rửa nhưng không thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm (49%) và thay đổi nước rửa tay an toàn (50%). Kỹ năng kê đơn và và tư vấn phòng bệnh VDTXKƯ bàn tay, sinh viên đạt mức chính xác và đầy đủ chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 68% và 57,5%. Kết luận: VDTXKƯ bàn tay là bệnh hay gặp trong cuộc sống, cần nâng cao mức độ quan tâm của sinh viên tới bệnh để điều trị và phòng bệnh tốt hơn, đồng thời dựa vào kết quả nghiên đánh giá về kiến thức, thái độ, kỹ năng của sinh viên để cải thiện tốt hơn phương pháp dạy và học giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.