Sự liên quan giữa kháng thể kháng nhân (ANA) với các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan tự miễn tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Huy Nguyễn, Minh Nga Cao, Thị Bích Chi Mai, Nguyễn Trung Thông Lưu, Thị Kim Loan Nguyễn, Hoàng Bắc Nguyễn, Minh Khôi Lê, Thị Băng Sương Nguyễn, Kim Phong Vi

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 100-104

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467038

 Viêm gan tự miễn (AIH) là một bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính do phản ứng miễn dịch không rõ nguồn gốc gây ra. AIH là một bệnh hiếm gặp nhưng có tỷ lệ mắc ngày càng tăng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Kháng thể kháng nhân (ANA) là tự kháng thể đầu tiên liên quan đến AIH. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và mối liên hệ giữa marker ANA với các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm Viêm gan tự miễn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 72 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định viêm gan tự miễn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM theo bảng tính điểm rút gọn của Hennes EM 2008 kết hợp với tiêu chuẩn của hệ thống tính điểm chẩn đoán viêm gan tự miễn sửa đổi năm 1999 trong khoảng thời gian 01/2018 – 04/2023. Kết quả: Ở 72 bệnh nhân viêm gan tự miễn, tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn là 56,3 ± 16,8 tuổi
  tỷ lệ nữ là 72,2% và nam là 27,8%. Khoảng một nửa số bệnh nhân có triệu chứng viêm gan cấp tính. Xơ gan được tìm thấy ở 35% với điểm số APRI và FIB-4 tăng cao. ANA là tự kháng thể thường gặp nhất ở bệnh nhân AIH (63%). Kết luận: Bệnh nhân có dấu ấn ANA dương tính có nguy cơ viêm gan cấp cao hơn và men gan GGT cao hơn so với bệnh nhân nhóm dấu ấn ANA âm tính.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH