Ảnh hưởng của mức bón phân kali và vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn Tam Nông - Đồng Tháp trong điều kiện nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Khương Nguyễn, Thanh Ngân Nguyễn, Thị Ngọc Thơ Lê, Chấn Hiệp Phan, Huỳnh Minh Nguyễn, Nguyễn Đức Trọng Anh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Đất 2023

Mô tả vật lý: 26-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467062

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiệu quả của các dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali đến hỗ trợ sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện bón các mức phân kali khác nhau. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó, nhân tố A là các mức bón phân kali (0%, 25%, 50%, 75%, 100% so với bón phân theo khuyến cáo), nhân tố B là vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali (Không bổ sung vi khuẩn, bổ sung vi khuẩn HTK-1, bổ sung vi khuẩn HTK-2, bổ sung vi khuẩn HTK-3 và bổ sung hỗn hợp ba dòng vi khuẩn HTK-1, HTK-2 và HTK-3, với mật số 1,6625 X 105 CFU/g đất khô) với bốn lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức không bón phân kali cho chiều cao cây, chiều dài bông, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc tương đương so với nghiệm thức bón 100% phân kali theo khuyến cáo. Bên cạnh đó, bổ sung dòng đơn vi khuẩn HTK-1, HTK-2, HTK-3 hoặc hỗn hợp ba dòng vi khuẩn HTK-1, HTK-2 và HTK-3 đã cho năng suất hạt lúa 9,39, 10,36, 10,41 và 11,29 g/chậu, theo thứ tự, cao hơn so với không bổ sung vi khuẩn, với 8,05 g/chậu trên nền đất phèn của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH