Đánh giá kết quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng với Bupivacain 0,125% trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lan Hương Khổng, Nguyễn An Lê, Quang Chính Nguyễn, Hoài Nam Trần, Văn Sơn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng 2023

Mô tả vật lý: 118-124

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467090

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả chống đau sau mổ và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng áp dụng cho phẫu thuật chỉnh hình vùng chi dưới tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng được chỉ định mổ chấn thương chỉnh hình chi dưới tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 11/2021. Kết quả: Tổng cộng có 50 bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại bệnh viện có chỉ định giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng với bupivacain 0,125%. Trong số 50 bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân có phẫu thuật vùng xương đùi là nhiều hơn cả,đây là vùng phẫu thuật có nguy cơ gây đau sau mổ cao nhất trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới. Chúng tôi chọc kim ở giao điểm của đường giữa cột sống và các khe liên đốt L1-L2, L2-L3,hoặc L3-L4, vị trí hay chọc nhất là khe liên đốt L3-L4 chiếm 56%. Lượng bupivacain 0,125% trung bình là 275,5 ± 44,6 mg, lượng fentanyl trung bình là 415,1 ± 58,7 mcg. Thời gian chờ tác dụng giảm đau được tính khi bắt đầu dùng thuốc cho đến khi VAS 4 trung bình là 11,1 ± 1,2 phút. Không có trường hợp nào tần số tim 100 lần/phút, HA hoàn toàn ổn định trong suốt quá trình giảm đau sau mổ.Tần số thở cũng ít thay đổi trong suốt quá trình giảm đau sau mổ, chúng tôi không gặp bất cứ một trường hợp nào có suy hô hấp. Trong 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu hầu hết đều không thấy buồn nôn/ nôm nhẹ chiếm 82%, chỉ có 9 bệnh nhân buồn nôn/nôn nhẹ và vừa chiếm 18% và đáp ứng tốt với thuốc chống nôn Ondansetron. 100% bệnh nhân hài lòng với phương pháp giảm đau này. 100% bệnh nhân không yêu cầu thêm phương pháp giảm đau khác. Kết luận: Đây là một phương pháp giảm đau hiệu quả, nên được áp dụng rộng rãi trong giảm đau sau mổ chấn thương chỉnh hình chi dưới. Người thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng phải là người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong gây tê và trong gây tê phải luôn tôn trọng liều Test để tránh các biến chứng nguy hiểm như: Bơm thuốc vào mạch máu, bơm thuốc vào khoang dưới nhện,... có thể gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH