Phân tích chi phí - hiệu quả của phương pháp đặt vòng nâng cổ tử cung so với đặt viên progesterone âm đạo trong dự phòng sinh non tại Bệnh viện Mỹ Đức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thy Nhạc Vũ Hoàng, Đoàn Thảo Quyên Nguyễn, Đỗ Hồng Nhung Nguyễn, Thị Ngọc Vân Trần, Dương Toàn Phạm, Mạnh Tường Hồ, Tấn Lợi Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618 Other branches of medicine Gynecology and obstetrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 73-78

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467174

 Đánh giá chi phí-hiệu quả của can thiệp đặt vòng nâng CTC và progesterone trong dự phòng sinh non trên đối tượng đơn thai có CTC ngắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu của các trường hợp đơn thai ≥18 tuổi
  chiều dài CTC <
 25 mm
  tuổi thai 16-22 tuần tại bệnh viện Mỹ Đức năm 2021. Số liệu được xử lý và tổng hợp vào Excel, sau đó phân tích bằng phần mềm R. Kết quả: Trong 208 đối tượng đạt tiêu chuẩn lựa chọn, có 106 thai phụ được chỉ định đặt vòng nâng CTC, các trường hợp còn lại sử dụng liệu pháp progesterone. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm cơ bản
  chi phí trung bình trong giai đoạn sinh, xét nghiệm sàng lọc, thuốc sử dụng, chi phí nằm viện giữa hai nhóm can thiệp. Thai phụ trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 31,1±4,3 tuổi, chiều dài trung bình CTC là 23,1±2,6 mm, và chỉ số BMI trung bình là 21,6±3,1 kg/m2. Tổng chi phí trực tiếp ở nhóm đặt vòng nâng CTC thấp hơn 143,7 triệu đồng so với nhóm progesterone. Tổng chi phí trực tiếp y tế trung bình và xác suất không sinh non ở nhóm đặt vòng nâng CTC lần lượt là 33,6±6,2 triệu đồng và 0,915
  ở nhóm progesterone 36,3±6,6 triệu đồng và 0,931. Giá trị ICER của can thiệp progesterone so với đặt vòng nâng CTC là 170,0 triệu đồng / 1 ca không sinh non tăng thêm. Can thiệp vòng nâng cổ tử cung đạt chi phí-hiệu quả chỉ khi ngưỡng chi trả dao động từ 0-126 triệu đồng. Kết luận: Đặt vòng nâng cổ tử cung có thể được xem là một lựa chọn có hiệu quả về chi phí trong phòng ngừa sinh non ở đối tượng đơn thai có cổ tử cung ngắn nếu không có khả năng xảy ra biến chứng vì có chi phí thấp hơn và hiệu quả thấp hơn không đáng kể với can thiệp progesterone. Can thiệp progesterone có chi phí cao hơn và hiệu quả cao hơn can thiệp vòng nâng CTC trong dự phòng sinh non ở đối tượng đơn thai. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm bằng chứng khoa học để hỗ trợ trong quá trình đưa ra quyết định chọn loại can thiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH