Mối liên quan giữa kiểu lắng đọng kháng thể kháng nhân trên miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và sự lưu hành các kháng thể đặc hiệu trong các bệnh lý tự miễn hệ thống thường gặp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hoài Phương Nguyễn, Huy Đông Nguyễn, Thị Hồng Nhi Nguyễn, Công Duẩn Trương, Văn Đĩnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.079 Immunity

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 200-205

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467180

Bệnh tự miễn gồm khoảng 100 bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến khoảng 3-5% dân số. ANA là một dấu ấn sinh học quan trọng, được phát hiện thông qua phương pháp IIF. Phương pháp này được áp dụng ở một số cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên chưa có sự đánh giá đồng bộ và đầy đủ về các tự kháng thể lưu hành. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của 110 hồ sơ có chẩn đoán bệnh tự miễn hệ thống tại bệnh viện Vinmec Times City từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022 có kết quả ANA bằng phương pháp IIF. Kết quả: Tỉ lệ ANA dương tính như sau: UCTD 82.3%, SSc 77.8%, SLE 70.6%, SS 71.4%, PM/DM 53.3%. Kiểu lắng đọng huỳnh quang thường gặp nhất là lốm đốm và đồng nhất. Kiểu lắng đọng đồng nhất thường phát hiện các tự kháng thể dsDNA, histone, nucleosomes. Tự kháng thể kháng Scl-70, Ro-52 được tìm thấy trong cả năm bệnh được nghiên cứu. Kết luận: ANA có tỉ lệ dương tính cao ở các bệnh tự miễn bao gồm UCTD, SSc, SLE và PM/DM. Tỉ lệ các kiểu lắng đọng, phổ lắng đọng và tự kháng thể đặc hiệu tương ứng có tính đặc hiệu bệnh lý.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH