Ứng dụng six sigma trong đánh giá hiệu năng xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào huyết học DXH-800 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương giai đoạn 2019-2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Hằng Bùi, Tiến Dũng Đỗ, Thu Hà Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 610 Medicine and health

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 276-281

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467184

 Đánh giá hiệu năng phân tích của xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào DxH-800 bằng Six sigma khi TEa theo tiêu chuẩn CLIA và khoảng biến đổi sinh học (KBĐSH) tại Bệnh viện Nội tiết TW giai đoạn 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên đối tượng gồm: 2437 kết quả IQC của 5 chỉ số trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: WBC, RBC, HGb
  HCT, PLT ở 3 mức nồng độ, 36 kết quả EQC của 5 chỉ số trên
  giá trị sai số tổng cho phép TEa. Kết quả nghiên cứu: kết quả sigma theo tiêu chuẩn CLIA phần lớn đều cao hơn so với khi được tính theo khoảng biến đổi sinh học(KBĐSH)
  các giá trị của sigma thấp đều nằm ở chỉ số HCT (TEa theo KBĐSH của HCT thấp nhất là 1,69
  TEa theo CLIA sigma thấp nhất là 2,96). Với đặc thù, một lần thực hiện cho ra tất cả các chỉ số tế bào máu, nên các chỉ số khác vẫn phải kiểm soát cùng giống như HCT với quy luật Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kết luận: PXN cần xem xét lại phương pháp, kiểm soát IQC bằng đa quy tắc Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kiến nghị: về hiệu năng phương pháp theo sigma, nên sử dụng TEa theo khuyến cáo của CLIA do tiêu chuẩn của khoảng biến đổi sinh học khá chặt chẽ, làm cho PXN khó đạt được mục tiêu chất lượng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH