So sánh hiệu quả vô cảm trong và sau phẫu thuật của phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang với phong bế dây thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách bằng ropivacaine 0,25%. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiến cứu có can thiệp, so sánh 60 bệnh nhân được gây tê vùng để phẫu thuật nội soi khớp vai chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm 1: 30 bệnh nhân được tiêm 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh trên vai và 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh nách dưới hướng dẫn của siêu âm trước gây mê. Nhóm 2: 30 bệnh nhân được tiêm 20ml ropivacaine 0,25% vào đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang dưới hướng dân siêu âm trước gây mê. Kết quả: Có sự khác biệt về thời gian khởi phát tác dụng của nhóm phong bế thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách (nhóm 1) và nhóm phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang (nhóm 2) (5 ± 0.7 so với 3 ± 0.5 phút). Lượng thuốc giảm đau Fentanyl sử dụng trong phẫu thuật cũng có sự khác biệt (0.2 ± 0.06 mg ở nhóm 1 và 0.16 ± 0.04 mg ở nhóm 2). Không có sự khác biệt về các thông số huyết động trong phẫu thuật giữa 2 nhóm nghiên cứu (p <
0.05). Nhóm 1 có ưu điểm hơn nhóm 2 về điểm VAS qua các thời điểm sau phẫu, thời gian yêu cầu liều morphin đầu, lượng morphin cần dùng sau phẫu thuật. Tuy nhiên tổng lượng morphin cần dùng thì không có sự khác biệt. Kết luận: Hiệu quả giảm đau và lượng morphin cần dùng của phương pháp phong bế thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách là kém hơn so với phương pháp phong bế đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang nhưng tổng lượng morphin cần dùng thì không có khác biệt.