Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tồn tại ống động mạch ở trẻ sinh non ≤ 28 tuần tại Khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Minh Uyên Nguyễn, Thanh Thiện Nguyễn, Thị Thu Hà Trình, Thu Tịnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 141-147

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467215

Theo dõi tiến cứu các trẻ ≤28 tuần nhập khoa từ 01/10/2021 đến 31/03/2022 sẽ được siêu âm tim tầm soát PDA. Trẻ có hsPDA (PDA ảnh hưởng huyết động trên siêu âm) có triệu chứng sẽ được can thiệp dùng thuốc hay cột PDA khi có chỉ định. Tỉ lệ tử vong, các biến chứng nặng (viêm ruột hoại tử (VRHT), xuất huyết não (XHN), bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP), loạn sản phế quản phổi (BPD)) được ghi nhận. Kết quả: Có 33 trẻ được thu nhận, tỉ lệ hsPDA là 26/33 (78,7%). Tại thời điểm siêu âm tim lúc 48-72 giờ tuổi, ngày 4 và trong tuần 2, tỉ lệ hsPDA cần điều trị thuốc chiếm tỉ lệ lần lượt là 80%, 100% và 66,6%. Tỉ lệ trẻ hsPDA xử trí bảo tồn thành công là 4/26 (15,4%). Có 19/26 (82,6%) trẻ có chỉ định dùng thuốc, trong đó 18 trẻ dùng Paracetamol tĩnh mạch (TM), 1 trẻ dùng Ibuprofen đường uống. Tỉ lệ đóng Paracetamol thành công trong lần đầu dùng thuốc là 12/18 (66,67%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong và các biến chứng nặng giữa nhóm bảo tồn thành công và nhóm dùng thuốc. Kết luận: Hs-PDA hiện diện ở hơn ¾ trẻ cực non ≤28 tuần. Siêu âm tim sau 48 giờ tuổi có thể làm tăng khả năng phát hiện hsPDA cần điều trị bằng thuốc. HsPDA có khả năng xử trí bảo tồn thành công với tỉ lệ 15%. Đóng PDA bằng Paracetamol TM cho thấy sự an toàn và hiệu quả.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH