Tỷ lệ ECC và S-ECC ở trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi tại những vùng chưa có chương trình fluor hóa nước máy: Một nghiên cứu cắt ngang tại huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thảo Vân Nguyễn, Trọng Hùng Hoàng, Hữu Thịnh Quách

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 164-168

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467248

Xác định tỷ lệ ECC và S-ECC ở trẻ mẫu giáo 3 tuổi tại những vùng chưa có chương trình Fluor hóa nước máy ở TPHCM theo chỉ số ICDAS II. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 444 trẻ mẫu giáo 3 tuổi học tại các trường mầm non ở hai huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập thông tin về việc chăm sóc răng miệng của trẻ tại nhà thông qua việc phỏng vấn cha mẹ bằng bảng câu hỏi. Sử dụng gương và thám trâm kết hợp với ánh sáng đèn led đeo đầu để xác định sang thương sâu răng theo tiêu chí của hệ thống ICDAS II và tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S. Kết quả: Trong số 444 trẻ 3 tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có ECC ở mức rất cao, 80,6% trẻ có ECC tính từ mức s1 và 46,8% trẻ có ECC từ mức s3. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s3mt–mr ≥4 của trẻ là 27,0% trên cà 2 khu vực khảo sát. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s1mt–mr (r53-r63) ≥1 là 71,2%. Huyện Bình Chánh có tỷ lệ cao hơn huyện Củ Chi. Chỉ số trung bình s1mt–r và s3mt –r là 6,6±4,8 và 4,5±4,8. Chỉ số trung bình s1mt–mr là 12,27±14,41, s3mt –mr là 9,18±12,64. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ vẫn còn rất cao, do đó cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở giáo dục và tại cộng đồng, đẩy mạnh công tác chương trình nha học đường, tập trung nguồn lực vào đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH