Đánh giá độ vững ổn của implant vùng sau hàm dưới trên bệnh nhân có sử dụng hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3D tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021-2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Lâm Lê, Võ Đăng Quang Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 32-37

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467260

 Đánh giá sự vững ổn của implant sau điều trị implant vùng cối lớn 1, 2 hàm dưới trên bệnh nhân có sử dụng hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3d ngay sau cấy và sau 3 tháng. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu: Tất cả các implant đều được thực hiện phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2022. Phương tiện nghiên cứu- Máy chụp CBCT hiệu Galileos của hãng Sirona, Đức, đĩa lưu hình ảnh CBCT của bệnh nhân dưới dạng dữ liệu DICOM. Hệ thống quét Trios 3 để chuyển dữ liệu mẫu hàm thành dữ liệu kỹ thuật số với định dạng dữ liệu STL (standard template library). Phần mềm Blue Sky Plan dùng để thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa. Kết quả: Sự khác biệt về lực vặn implant theo giới tính, mật độ xương, đường kính và chiều dài implant không có ý nghĩa thống kê (p>
 0,05). Độ vững ổn implant trung bình tại thời điểm ngay sau khi phẫu thuật giá trị trung bình là 74,39 ISQ, tất cả đều >
  60 ISQ, trong đó nhóm ≥70 ISQ chiếm đa số với 27 vị trí chiếm 84,4%, tiếp theo là nhóm 65 – 69 ISQ với 3 vị trí chiếm 9,4%. Thời điểm 3 tháng sau đó tăng lên 75,69 ISQ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Kết luận: Lực vặn implant thuộc nhóm 30 – 35 Ncm chiếm đa số với 63%, chỉ số ISQ trung bình ghi nhận tại thời điểm cấy ghép là 74,41 ± 5,55. Sau 03 tháng chỉ số ISQ tăng lên 75,72 ± 5,34.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH