Khảo sát tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên khoa Dược bệnh viện tuyến quận, huyện tại Cần Thơ năm 2021-2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Diệu Pháp Lê, Phi Yến Phùng, Huỳnh Phong Cao, Thị Mỹ Hương Võ, Phục Hưng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội 2023

Mô tả vật lý: 82 - 88

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467324

 Nhằm làm rõ tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ khoa Dược có giá trị và là yếu tố nhằm giúp tìm ra cách để giúp họ giảm áp lực công việc. Mục tiêu là khảo sát tỷ lệ và các yếu tố có liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên khoa Dược. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên nhân viên khoa Dược 8 cơ sở y tế công lập có giường bệnh tuyến quận, huyện tại Cần Thơ và phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng bảng câu hỏi dựa trên các thang đo PSS-10, GAD-7, PHQ-9 để khảo sát mức độ stress, lo âu và trầm cảm ở các đối tượng. Kết quả thu được thì tỷ lệ stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 67,2%, 12%, 10,4%. Tỷ lệ cán bộ khoa Dược có ít nhất một rối loạn tâm thần là 69,6%
  dấu hiệu stress có mối liên quan với trình độ học vấn (OR=2,248, p=0,038)
  dấu hiệu lo âu liên quan với mức lương (OR=5,211, p=0,004) và thời gian làm việc trung bình mỗi tuần (OR=0,261, p=0,022)
  dấu hiệu trầm cảm liên quan với trình độ học vấn (OR=0,267, p=0,019), mức lương (OR=3,159, p=0,041) và thời gian làm việc trung bình mỗi tuần (OR=0,193, p=0,009). Đây là nghiên cứu cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có những biện pháp kịp thời và cấp thiết để stress, lo âu, trầm cảm không còn là nỗi lo của các nhân viên khoa Dược trong và sau đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH