Xác định hiệu giá kháng thể kháng bằng kỹ thuật TPHA và RPR tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hưng Lê, Hữu Doanh Lê, Quỳnh Hoa Phạm, Thị Hà Vinh Nguyễn, Huy Lượng Vũ, Hoàng Việt Nguyễn, Huy Hoàng Lê, Thùy Trang Nguyễn, Hạ Long Hải Lê, Văn An Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 290-294

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467331

Giang mai là một trong những nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections – STIs) phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Nếu không được chữa trị, giang mai có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim mạch, gan, xương và các biến chứng khác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng đồng thời hai kỹ thuật Treponema pallidum hemagglutination antibody (TPHA) và rapid plasma reagin (RPR) nhằm xác định hiệu giá kháng thể trên các mẫu máu của người bệnh (gồm 206 nam giới và 116 nữ giới) đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2021 – 12/2021. Kết quả: Trong tổng số 326 mẫu máu, 274 (84,0%) và 165 (50,6%) mẫu được xác định dương tính bằng kỹ thuật TPHA và RPR. Số mẫu có hiệu giá kháng thể mức cao xác định bởi TPHA (≥10240) và RPR (≥32) lần lượt là 59 (18,1%) và 48 (14,7%) mẫu. Hiệu giá kháng thể mức cao có tỷ lệ ở nữ giới thấp hơn ở nam giới (cả TPHA và RPR). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu giá kháng thể mức cao giữa nhóm đến khám và không đến khám về các bệnh STI. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có tỷ lệ cao dương tính với kháng thể giang mai. Xét nghiệm định tính và định lượng cho cả TPHA và RPR là rất cần thiết để sàng lọc và chẩn đoán giang mai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH