Công tác giáo dục ở Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Nga Cao

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) 2023

Mô tả vật lý: 1875-1887

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467353

 Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học Khoa học Xã hội &
  Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng đặc thù – bảo tàng học đường đầu tiên được thành lập trong hệ thống các trường Đại học ở phía nam của đất nước. Thực hiện phương châm ``đưa bảo tàng đến giảng đường, đưa giảng đường đến bảotàng'' bảo tàng kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tri thức và giáo dục di sản văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử của đất nước cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Thông qua hương pháp định tính bao gồm trải nghiệm thực tiễn của công việc, quan sát-tham dự hoạt động bào tàng, kết hợp với phương pháp phân tích diễn ngôn và thống kê thực trạng khách tham quan những năm gần đây của bảo tàng. Bài viết thể hiện thực trạng công tác giáo dục di sản tại bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, những thành tựu và hạn chế, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục di sản ở bảo tàng. Đó là những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi công nghệ số và công nghệ thực tế ảo đem lại nhiều hiệu suất tiện lợi cho người xem thì việc đưa bảo tàng học đường tiến tới hoàn thiện và đáp ứng dần nhu cầu trên là công việc mà bảo tàng Lịch sử - Văn hóa cần đạt được. Mục tiêu cuối cùng mà bảo tàng hướng đến là phát triển lâu dài và đồng bộ từ nhân sự, cơ sở vật chất, hiện vật, các bộ sưu tập, công nghệ số hóa, và phòng trưng bày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH