Đặc điểm bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khám ngoại trú tại Đơn vị hô hấp - Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trung Kiên Nguyễn, Quốc Trung Trát, Trọng Anh Tuấn Trần, Ngọc Thành Long Nguyễn, Việt Hưng Phan, Văn Phú Lâm, Thế Bảo Nguyễn, Hoàng Phúc Nguyễn, Xuân Quỳnh Trần, Phạm Minh Thư Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 21-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467361

Khảo sát đặc điểm nhân trắc, bệnh đồng mắc ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khám ngoại trú tại Đơn vị Hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có và không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đồng mắc. Khảo sát mức độ nặng của triệu chứng hô hấp, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc điểm điều trị thuốc đường phun hít ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đồng mắc BPTNMT. Xác định mối tương quan giữa mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn và một số đặc điểm của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng tham gia là người có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (ngáy hoặc buồn ngủ ban ngày), khám ngoại trú tại Đơn vị hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: 48 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ kèm BPTNMT (gọi là nhóm COSA, n = 30), nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đơn thuần (gọi là nhóm ROSA, n = 18). Bệnh nhân ở nhóm COSA có nhiều bệnh đồng mắc hơn nhóm ROSA (điểm Charlson lần lượt là 2,33 và 1,17). Ở nhóm COSA, 100% bệnh nhân khó thở mạn tính với mMRC trung bình là 2,83 ± 0,75, FEV1 trung bình là 60,07 ± 23,09%, tỉ lệ bệnh nhân có điều trị thuốc hô hấp dạng hít là 86%. Tỉ lệ OSA ở nhóm COSA là 90%, nhóm ROSA là 88,9%. AHI tương quan có ý nghĩa thống kê với chỉ số BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS, sp02 thấp nhất (r = 0,45, 0,43, 0,46, 0,44, -0,69). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là yếu tố nguy cơ của OSA (OR = 1,125). Kết luận: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tình trạng cần được tầm soát ở bệnh nhân BPTNMT và có thể dự đoán bằng một số yếu tố gồm BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH