Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ngách trán bằng phương pháp soi bóng xoang trán dưới sự hỗ trợ của dụng cụ Light Seeker tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Tâm Lê, Hữu Dũng Nguyễn, Mai Phương Trang Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617 Miscellaneous branches of medicine Surgery

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 324-328

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467375

 Phẫu thuật xoang trán là phẫu thuật khó, dễ gây biến chứng các vùng lân cận. Dụng cụ Light Seeker giúp cho phẫu thuật viên xác định xoang trán một cách an toàn, hiệu quả. Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp soi bóng xoang trán dưới sự hỗ trợ của dụng cụ “PathAssist Light Seeker” trong phẫu thuật nội soi ngách trán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 55 ngách trán (28 bệnh nhân) phẫu thuật nội soi ngách trán dưới sự hỗ trợ của dụng cụ “PathAssist Light Seeker”. Tất cả đều mở ngách trán thành công, không gây biến chứng ở hốc mắt và sàn sọ trước. Viêm xoang trán kèm các xoang khác (96,36%), viêm xoang trán đơn thuần (3,64%), bệnh tích thường gặp vùng ngách trán phù nề niêm mạc (65,5%), thoái polyp mũi (61,8%), sẹo dính (12,7%). Nhóm tế bào trước gồm tế bào Agger nasi (83,6%), tế bào trên Agger nasi (32,7%)
  tế bào trên Agger nasi trán (3,6). Nhóm tế bào sau gồm tế bào trên bóng (43,6%)
  tế bào sàng trên hốc mắt (40%)
  tế bào trên bóng trán (9,1%). Đường kính trung bình trước sau của lỗ thông xoang trán 7,35±2,01 mm. Kết luận: “PathAssist Light Seeker” giúp phẫu thuật viên định vị được vị trí đang can thiệp, tự tin hơn trong việc xác định và mở rộng lỗ thông xoang trán. Tuy nhiên, “PathAssist Light Seeker” không thể thay thế được kiến thức về giải phẫu, CT scan và kỹ năng phẫu thuật của phẫu thuật viên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH