Tái xử lý dụng cụ y tế dùng nhiều lần tại cơ sở khám chữa bệnh là việc làm thiết yếu nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Do đó, việc tuân thủ đúng quy trình tái xử lý là quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. Với mục tiêu là (1) xác định tỷ lệ sai sót và (2) đánh giá yếu tố tác động tới lỗi sai sót trong đóng gói dụng cụ y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 10/2021 đến 04/2022. Đối tượng là dụng cụ y tế có tái xử lý, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả có 5.593 lượt dụng cụ được đánh giá. Trong đó, lỗi đánh giá chung trong đóng gói dụng cụ không đạt là 2,7%. Kết quả chi tiết của từng lỗi sai cho thấy lỗi sai sót xuất hiện với tần suất cao nhất là lỗi không đúng thông tin với 24,5%
tiếp theo là lỗi đánh giá về chất lượng làm sạch không đạt với 17,2%
kế tiếp là lỗi đánh giá về phương pháp đóng gói không đạt với 14,6%
thấp nhất là đánh giá về hạn sử dụng và vật liệu đóng gói không đạt với 4%. Ngoài ra, các yếu tố như ca làm việc, giới tính của nhân viên đóng gói, trình độ học vấn, các loại chứng chỉ bắt buộc phải có về khử khuẩn tiệt khuẩn tập trung đều có tác động đến việc tăng lỗi sai sót trong quá trình kiểm tra, đóng gói dụng cụ với p<
0,05. Do đó nhằm làm giảm lỗi sai sót trong kiểm tra đóng gói dụng cụ, từ đó làm giảm chi phí tái xử lý và chi phí vật tư tiêu hao do các lỗi sai sót thì cần áp dụng một số phương pháp cải tiến để như Tăng cường tập huấn, cấp chứng chỉ cho nhân viên, áp dụng phương pháo “Lean”, bộ quy trình hướng dẫn đóng gói với các loại dụng cụ đặc biệt, tập huấn, đánh giá thực hành.