Đánh giá sự thay đổi huyết động, tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Tùng Đỗ, Nguyễn Nhật Trần, Quang Hải Trần, Đức Thuận Lê, Hoàng Việt Tuấn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.96 Anesthesiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 169-174

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467410

 Phương pháp gây mê tĩnh mạch propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với không kiểm soát nồng độ đích, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả khá cao. Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng có đối chứng, tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, với cỡ mẫu 120 BN ASA I/II được lựa chọn cho can thiệp hệ tiết niệu có hoặc không về trong ngày, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I (60BN) gây mê tĩnh mạch với propofol kiểm soát nồng độ đích (KSNĐĐ). Nhóm II (60BN) gây mê propofol bằng bơm điện thông thường không kiểm soát nồng độ đích. Theo nghiên cứu của chúng tôi: Mức giảm tần số tim trung bình của 2 nhóm là 24,2±9,6% và 26,4±9,8% theo thứ tự TCI/BTĐ. Số ca hạ HA và số ca phải sử dụng ephedrin nâng HA nhóm BTĐ đều nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm TCI: 30 ca (50%) so với 18 ca (30%) và 23 ca (38,3%) so với 12 ca (20%). Điểm an thần khi về phòng hồi tỉnh nhóm kiểm soát nồng độ đích cao hơn nhóm không kiểm soát nồng độ đích: 4,5 ± 0,7 điểm so với 4,2 ± 0,6 điểm (p<
 0,05). Không có sự khác biệt về các tác dụng không mong muốn và các biến chứng ở hậu phẫu giữa 2 nhóm nghiên cứu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH