Đánh giá sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2021 - 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Tín Nguyễn, Thị Huyền Tranh Trịnh, Thế Hiển Nguyễn, Thị Cẩm Tiên Lê, Quốc Huy Nguyễn, Thái Ngọc Trần, Trần Hoàng Huy Bùi, Thị Ngọc Nga Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ 2023

Mô tả vật lý: 94-102

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467417

 Xác định sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân đang điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,55±11,01. Bệnh nhân nam chiếm ưu thế ở cả 2 nhóm tuổi. Số ngày nằm viện của nhóm ³ 65 tuổi là 9,46±5,16, cao hơn nhóm <
  65 tuổi là 8,25±5,34. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân <
  65 tuổi có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥ 65 tuổi (p=0,027). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm <
  65 tuổi hơn (p=0,015). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn so với nhóm <
  65 tuổi (92% so với 72,2%, với p=0,014), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì chiếm khá cao ở nhóm <
  65 tuổi so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,2% so với 6%, với p=0,026). Về đặc điểm cận lâm sàng: điện tâm đồ ghi nhận ở nhóm bệnh nhân ³ 65 tuổi chiếm ưu thế là không ST chênh lên 68% (p=0,015). Tỷ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm ở nhóm bệnh nhân ³ 65 tuổi luôn cao hơn nhóm bệnh nhân <
  65 tuổi (p=0,046). Kết luận: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân, kết quả ghi nhận có sự khác biệt trong đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở 2 nhóm bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH