Đánh giá chức năng thất trái của bệnh nhân trước và sau cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) bằng phương pháp siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim nặng. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu có theo dõi dọc, sử dụng cỡ mẫu thuận tiện trên 22 bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35% có QRS ≥ 120 ms được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là: 60 tuổi, nam giới chiếm 84,8 %. Phức bộ QRS trước cấy trung bình là 133,9 ms cải thiện sau cấy, sau 1 tháng và 3 tháng theo dõi (lần lượt là: 124,4 ms
115,6 ms
111,8 ms). Các bệnh nhân cải thiện rõ rệt mức độ hở van hai lá và giảm áp lực động mạch phổi tâm thu có ý nghĩa thống kê sau cấy CRT và trong thời gian theo dõi (p<
0,05). Chức năng tâm trương cải thiện có ý nghĩa thống kê từ tháng thứ 1 sau cấy CRT thông qua việc giảm chỉ số E/e', tăng chỉ số e'
a'
s' (p<
0,05). Sức căng cơ tim cải thiện sau cấy CRT 1 tháng. Kết luận: Các bệnh nhân được cấy máy tái đồng bộ cơ tim có thu hẹp phức bộ QRS từ 133,9 ms xuống còn 111,8 ms sau 3 tháng. Mức độ hở van hai lá giảm xuống, giảm áp lực động mạch phổi thì tâm thu sau cấy CRT. Chỉ số E/e' giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau cấy. Các chỉ số e'
a'
s' tăng bắt đầu có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng sau cấy. Sức căng cơ tim cải thiện rõ rệt từ sau khi cấy 1 tháng trở đi.