Kết quả bước đầu của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Bình Nguyễn, Thị Vân Bùi, Lan Anh Nguyễn, Tuấn Khải Lý, Quốc Hoàn Phan, Tiến Sỹ Bùi, Thị Minh Phương Nguyễn, Thị Thu Nga Lê, Thị Huyền Trang Trần, Xuân Trường Hồ, Hải Sơn Lê, Văn Viện Mai, Thị Duyên Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108 2023

Mô tả vật lý: 45300

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467469

 Báo cáo hiệu quả bước đầu của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp: 4 bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống đáp ứng kém với các phương pháp điều trị hiện tại được lựa chọn để ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Tế bào gốc được huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi bằng Cyclophosphamide và G-CSF. 2 bệnh nhân được ghép khối tế bào gốc có chọn lọc tế bào CD34+, 2 bệnh nhân ghép khối tế bào gốc không chọn lọc CD34+. Phác đồ điều kiện hóa gồm rituximab, cyclophosphamide và ATG (Antithymocyte globulin). Các tiêu chí theo đánh giá và theo dõi gồm: (1) Diễn biến trong quá trình ghép tế bào gốc
  (2) Mức độ hoạt động của bệnh và tình trạng điều trị sau ghép
  (3) Kháng thể tự miễn và tế bào miễn dịch
  (4) Tính an toàn của phương pháp. Kết quả: Tuổi của bệnh nhân khi ghép tế bào gốc dao động từ 13 đến 46 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ là 1:1. Thời gian mắc bệnh trước khi ghép từ 3 đến 12 năm. Liều tế bào CD34+ ghép cho bệnh nhân thấp nhất là 4,09 × 106 tế bào/kg cân nặng, cao nhất là 7,93 × 106 tế bào/kg cân nặng. Thời gian bạch cầu trung tính phục hồi trên 500 tế bào/μL là 8 đến 11 ngày. Thời gian tiểu cầu hồi phục đạt mức trên 50 x 103 tế bào/μL là 8 đến 13 ngày. Số ngày nằm viện dao động từ 17 đến 24 ngày
  Sau ghép bệnh nhân được dừng hoàn toàn corticoid và thuốc ức chế miễn dịch
  triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt: Điểm SLEDAI trung bình giảm từ 16,0 điểm xuống 4,5 điểm (1 tháng sau ghép), 2,0 điểm (3 tháng sau ghép) và 1,0 (6 tháng sau ghép). Protein niệu có xu hướng giảm theo các mốc theo dõi, từ 2,4g/l trước ghép xuống 0,2g/l tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng sau ghép. Kháng thể kháng ds-DNA từ trung bình 95,2IU/mL xuống 24,9IU/mL (6 tháng sau ghép). Tế bào lympho T và B phục hồi về gần bình thường sau ghép 6 tháng. Không gặp biến cố nhiễm trùng trong ghép. Các tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau xương biểu hiện thoáng qua. Kết luận: Kết quả bước đầu sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống cho thấy cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng của bệnh cùng với việc không cần dùng thuốc điều trị
  áp dụng thành công ở Việt nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH