So sánh các thông số về liều trên thể tích điều trị và cơ quan lành trong lập kế hoạch xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật thở bình thường và hít sâu nín thở tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hà Nguyễn, Ngọc Mai Quách, Thị Vân Anh Nguyễn, Thị Hiền Trương, Thị Phương Nguyễn, Thị Mai Trịnh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108 2023

Mô tả vật lý: 147-154

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467498

 So sánh sự khác biệt của phân bố liều trên thể tích điều trị và các cơ quan lành trong lập kế hoạch của các bệnh nhân ung thư vú trái được xạ trị với kế hoạch thường quy, kỹ thuật thở bình thường (Free Breathing - FB), so với kế hoạch có sử dụng kỹ thuật hít sâu nín thở (Deep inspiration breath hold - DIBH) nhằm đánh giá lợi ích của kỹ thuật hít sâu nín thở đối với việc bảo tồn các cơ quan lành. Đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc điều trị và đưa ra khuyến cáo cho việc lựa chọn bệnh nhân thích hợp sử dụng kỹ thuật DIBH. Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu CT mô phỏng ở hai pha thở bình thường và hít sâu nín thở của 25 bệnh nhân ung thư vú trái đã được điều trị bằng kỹ thuật DIBH trên máy xạ trị Truebeam STx được sử dụng để lập kế hoạch lại trên phần mềm Eclipse v13.6. Tiến hành lập kế hoạch bằng kỹ thuật trường trong trường (Field in Field) cho cả hai pha (FB và DIBH) với liều kê 42Gy trong 15 phân liều. Đánh giá phân bố liều tại thể tích điều trị với tiêu chí 100% liều trung bình bao phủ thể tích điều trị và liều tối đa £ 107%. Đánh giá liều cho các cơ quan lành của các kế hoạch theo tiêu chuẩn của hướng dẫn cho xạ trị thường quy ung thư vú. So sánh phân bố liều tại thể tích điều trị và cơ quan lành giữa các kế hoạch thở bình thường và kế hoạch hít sâu nín thở. Kết quả: Cả hai kế hoạch FB và DIBH có chỉ số đồng nhất trong phân bố liều (HI) tương đương nhau. Khi áp dụng kỹ thuật DIBH thể tích phổi của bệnh nhân được tăng lên đáng kể (p<
 0,05), do đó khoảng cách giữa tim và thành ngực cũng được tăng lên. Điều này giải thích cho kết quả các kế hoạch DIBH có sự giảm liều lên các cơ quan lành như tim, ở cả liều tim trung bình và thể tích tim nhận liều 25Gy (p<
 0,01). Tuy nhiên, liều tại các cơ quan lành khác như phổi đối bên, vú đối bên, tuỷ sống không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p>
 0,05). Khoảng cách giữa hai pha thở là 1,6cm. Kết luận: Kỹ thuật DIBH giúp giảm đáng kể liều lên tim cũng như phổi cùng bên và được đề xuất cho hầu hết các bệnh nhân ung thư vú trái.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH