Đánh giá phân bố liều tới các vùng thể tích của các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF trong xạ trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện K

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Tình Lê, Thanh Bình Nguyễn, Thị Thơm Nguyễn, Văn Kiên Nguyễn, Sỹ Phong Nguyễn, Thị Lệ Vũ, Đăng Nhật Nguyễn, Tuấn Anh Đỗ, Tuấn Sơn Ngô

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108 2023

Mô tả vật lý: 102-109

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467509

 Đánh giá sự phân bố liều lượng xạ trị của các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia có bộ lọc phẳng FF và không có bộ lọc phẳng FFF với năng lượng 6MV và 10MV trong điều trị ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên tổng số 15 bệnh nhân ung thư cổ tử cung có chỉ định điều trị xạ trị toàn khung chậu với liều 45 Gy trong 25 buổi. Lập các kế hoạch xạ trị VMAT sử dụng chùm tia 6FFF, 10MV, 10FFF. Các kế hoạch được lập có cùng mức năng lượng thì sử dụng các hàm tối ưu hóa và điều kiện giàng buộc về phân bố liều giống nhau. Tiến hành đánh giá các kế hoạch xạ trị thông qua biểu đồ liều - thể tích DVH, các chỉ số đồng dạng phân bố liều CI, chỉ số đồng nhất liều HI, số MU, thời gian phát tia BOT và liều lượng tới cơ quan lành OARs. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy mức độ tương đồng về độ bao phủ liều tới vùng thể tích PTV đối với các mức năng lượng. Giá trị liều trung bình của PTV lần lượt là 4409,81 ± 29,94cGy
  4407,96 ± 25,92cGy
  4409,53 ± 26,24cGy và 4411,90 ± 26,35cGy đối với các nhóm kế hoạch 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF. Đối với sự đồng nhất giữa kế hoạch cũng cho thấy có sự tương đồng, chỉ số đồng nhất HI và đồng dạng phân bố liều CI trung bình lần lượt là 0,88 và 0,87. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF cho thể tích nhận liều thấp của mô lành thấp hơn và có ý nghĩa thống kê so với các kế hoạch sử dụng chùm tia FF. Số MU của các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF (trung bình 1027,87 ± 128,13MU và 1141,22 ± 159,30MU lần lượt của nhóm kế hoạch 6FFF và 10FFF) nhiều hơn so với kế hoạch sử dụng chùm tia FF (trung bình 803,14 ± 103,09 MU và 737,88 ± 71,34 MU lần lượt của nhóm kế hoạch 6MV và 10MV) nhưng thời gian phát tia BOT ngắn hơn. Thời gian phát tia trung bình của nhóm kế hoạch 6MV, 10MV lần lượt là 96,38 ± 12,36 và 88,55 ± 8,56 giây. Thời gian phát tia của nhóm kế hoạch 6FFF, 10FFF chỉ còn 51,39 ± 6,41 và 34,24 ± 4,78 giây. Kết luận: Các kế hoạch xạ trị kỹ thuật VMAT cho ung thư cổ tử cung sử dụng chùm tia 6MV, 6FFF, 10MV và 10FFF đều đáp ứng các tiêu chí đánh giá kế hoạch. Phân bố liều tới các vùng thể tích không có nhiều sự khác biệt giữa các kế hoạch được khảo sát, nhưng với các kế hoạch sử dụng chùm tia FFF thời gian phát tia giảm đáng kể.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH