Hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong quá trình nuôi bùn hạt hiếu khí

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Doanh Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường 2023

Mô tả vật lý: 19-22

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 467742

 Nuôi cấy và ứng dụng thành công bùn hạt hiếu khí trong xử lý nước thải (XLNT) đã được thực hiện trên thế giới từ nhiều năm qua. Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nghiên cứu về hiệu quả xử lý cơ chất trong nước thải của bùn hạt hiếu khí phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nghiên cứu hiệu quả xử lý cơ chất trong quá trình nuôi bùn hạt hiếu khí. Bài báo trình bày hiệu quả xử lý COD và NH4 + - N trong quá trình hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Việt Nam, với nước thải nhân tạo, chất nền là acetate, bùn nuôi cấy là bùn hoạt tính lấy từ bể điều hòa của Nhà máy XLNT Yên Sở. Nghiên cứu nuôi bùn hạt hiếu khí được thực hiện trên mô hình bể xử lý theo mẻ (SBR) có kích thước: Đường kính bể là 0,110m
  chiều cao bể là 1 m
  thể tích làm việc của bể là 2,5 lít. Một chu kỳ làm việc của bể là 4 giờ, trong 1 chu kỳ gồm 4 pha: Pha cấp nước vào, thời gian 1 - 2 phút
  pha sục khí 180 phút
  pha nghỉ 20 - 30 phút
  pha xả 10 - 15 phút. Nước đầu vào cho mô hình là nước thải nhân tạo có tải trọng hữu cơ từ 2,7 - 3,0 kg COD/m3 .ngày
  Tổng thời gian thí nghiệm là 120 ngày. Kết quả cho thấy hiệu quả loại bỏ COD luôn lớn hơn 90%
  hiệu quả loại bỏ NH4 + - N luôn lớn hơn 80%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH