Nghiên cứu kinh điển nho giáo trong bối cảnh phương Tây xâm lược trường hợp Tự Đức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Hằng Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 200 Religion

Thông tin xuất bản: Triết học 2023

Mô tả vật lý: 47 - 54

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 468296

Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu trỗi dậy và xuất hiện âm mưu xâm chiếm các quốc gia phương Đông làm thuộc địa. Bên cạnh đó, sự truyền bá ngày càng rộng rãi của Công giáo đến các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo tồn chủ quyền quốc gia và văn hóa truyền thống. Trị vì đất nước trong bối cảnh lịch sử xã hội thế giới đang biến chuyển mạnh mẽ như vậy, vua Tự Đức đứng trước bài toán hóc búa là làm thế nào để giữ vững độc lập chủ quyền, bảo tồn văn hóa và phát triển đất nước. Với tư cách một nhà nho Việt Nam sống trong sự giao tranh giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, giữa hai hệ giá trị Nho giáo và Công giáo, ông phải giải đáp vấn đề tư tưởng của thời đại là làm thế nào để xây dựng nên một hệ giá trị cho dân tộc? Có thể thấy, Tự Đức đã tìm kiếm nhiều phương thức để tái lập vị trí của Nho giáo trong thiết chế chính trị-xã hội, từ việc độc tôn Nho giáo đến khảo cứu, diễn giải, thông diễn kinh điển Nho giáo... nhằm cứu vãn địa vị của Nho giáo đang trên đà suy yếu. Bài viết tập trung phân tích những kiến giải của Tự Đức về một số nội dung trong kinh điển Nho giáo, trên cơ sở đó chỉ ra điểm mới, vị trí, ý nghĩa của tư tưởng này trong lịch sử Kinh học Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH