Qua 2 năm triển khai mô hình phòng chống giun đường ruột bằng biện pháp tẩy giun hàng loạt kết hợp tuyên truyền cho học sinh tiểu học tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là cao 86,23% , giun đũa 83,6% , giun tóc 20,6% , móc 3,9% . Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ là tương đương nhau. Sau tẩy tỷ lệ sạch trứng đạt 97% (+-2,52% ). Sau 4 tháng tỷ lệ tái nhiễm lên tới 53,11% (+- 1,43% ). Sau tẩy 6 tháng tiếp tỷ lệ tái nhiễm còn 35,88% (+- 1,85% ). Với kết quả này tẩy giun hàng loạt định kỳ 6 tháng/1 lần là cần thiết.brĐiều tra về kiến thức, thái độ, hành vi (KAP) của học sinh và cha mẹ học sinh: Phản ánh hiệu quả các công tác truyền thông giáo dục về vệ sinh phòng chống bệnh giun.brKiến thức: Trước khi truyền thông kiến thức về vệ sinh môi trường và bệnh do giun gây nên là kém ở cả học sinh và cha mẹ học sinh. Nhưng sau khi truyền thông ngay trong đợt 1 kiến thức của học sinh và cha mẹ học sinh đã tăng lên rõ rệt (P0,05)brThái độ: sau khi truyền thông thái độ của học sinh và cha mẹ học sinh đối với việc ô nhiễm môi trường có tốt hơn trước truyền thông về vấn đề đường lây nhiễm, ô nhiễm môi trường và vệ sinh cá nhân (P0,05)brHành vi: hành vi của phụ huynh và học sinh thay đổi có ý nghĩa thống kê (P0,05) sau đợt tuyên truyền thứ 2 khi kết hợp với các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà trường.brVấn đề đóng góp kinh phí để tẩy giun hàng năm cho học sinh sau khi truyền thông 100% gia đình đồng ý đóng góp.brĐây là mô hình được các bậc cha mẹ, học sinh, thầy cô giáo đồng tình ủng hộ vì hiệu quả rõ ràng, dễ áp dụng, an toàn cao, ít tốn kém khi triển khai nhân rộng và đặc biệt là giải pháp tốt nhất khi công tác vệ sinh môi trường còn thấp kém như hiện nay.