Ảnh hưởng của hạn sinh lý đến một số chỉ tiêu hóa sinh ở hạt nảy mầm của một số giống lúa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Thủy Bùi, Mạnh Quỳnh Nguyễn, Thị Tâm Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006

Mô tả vật lý: 29-33

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 470953

Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn sinh lý đến sự biến động hàm lượng đường tan, protein tan và hoạt độ anpha-amylaza, proteaza ở giai đoạn nảy mầm của hạt 6 giống lúa: Bao Thai lùn (BT), Khang Dân 18 (KD), C71, CR203, U17, Tẻ Mèo (TM). Hạt giống được ngâm trong nước 60-70oC trong 24 giờ, sau đó ủ ẩm bằng dung dịch MS 10% chứa 5% sorbitol. Kết quả cho thấy: sự ảnh hưởng của sorbitol 5% đến hoạt độ enzym anpha-amylaza và enzym proteaza, hàm lượng đường khử và protein tan của các giống trong giai đoạn nảy mầm có sự khác biệt và phụ thuộc vào khả năng chịu hạn của từng giống. Giống TM có các chỉ tiêu cao nhất, thấp nhất là giống U17. Hàm lượng đường tan, hoạt độ enzym anpha-amylaza, hàm lượng protein tan, hoạt độ enzym proteaza có mối tương quan thuận chặt chẽ. Khả năng chịu hạn của các giống lúa ở giai đoạn nảy mầm được xếp thứ tự từ cao xuống thấp: TM-BT-C71-CR203-KD-U17.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH