In the current context of environmental degradation, returning to Buddhism’s “life-loving” philosophy has become a trendy solution to protect all things in the universe and to maintain the balance of the ecosystem. From the loving-kindness of the Buddhism, contemporary ecological Vietnamese prose writings have loaded an important message to establish the ecological humanism. Through the experience of Buddhist human life on the basis of compassion (sharing feelings of pain and suffering with all living beings) and kindness (a kind of story directed towards goodness), this article focuses on green messages and the characteristics of ecological humanism within the context of contemporary prose writing about animals. The article also emphasizes on the ability to connect the literature with the essential issues of mankind regarding human responsibility in sustainable development. Trong bối cảnh môi trường suy thoái như hiện nay, việc trở về với triết lí “kính uý sinh mệnh” của Phật giáo đã và đang là một xu hướng để tìm giải pháp tư tưởng cho việc bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Từ tình thương trầm tư Phật giáo, văn xuôi sinh thái đương đại Việt Nam đã đưa ra thông điệp quan trọng để kiến lập nên chủ nghĩa nhân văn sinh thái. Thông qua thể nghiệm nhân sinh Phật giáo trên cơ sở tâm bi (chia sẻ cảm giác thương đau cùng muôn loài) và tâm từ (kiểu cốt truyện hướng thiện), bài viết liên hệ tới những thông điệp xanh và xác định đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn sinh thái trong phạm vi tác phẩm văn xuôi đương đại viết về động vật. Bài viết cũng nhấn mạnh khả năng góp phần kết nối văn học với những vấn đề thiết cốt của nhân loại về trách nhiệm con người trong việc phát triển bền vững.