Nghiên cứu được tiến hành trên 40 sinh viên thể dục thể thao trường Đại học Vinh, đang luyện tập các môn chuyên sâu điền kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang Hải sâm và Rabiton có tác dụng cải thiện các chỉ số tim mạch trong trạng thái yên tĩnh cũng như khi gắng sức. Sau 2 tháng tập luyện, ở trạng thái yên tĩnh, các nhóm thực nghiệm có tần số tim và huyết áp hiệu số giảm so với thời điểm trước 2 tháng (p0,05). Khi gắng sức, tần số tim và huyết áp tâm thu của nhóm thực nghiệm tăng ít hơn và hồi phục sớm hơn so với nhóm đối chứng.ASen (As) là kim loại nặng có độc tính cao gây gây nguy hiểm cho sức khỏe con người được cảnh báo ô nhiễm nặng tại nhiều nơi trong huyện An Phú, tỉnh An Giang. Vôi và mụn dừa là vật liệu có thể hấp phụ và trao đổi ion với kim loại này giúp hạn chế sự di chuyển của chúng vào hệ thống cây trồng. Đề tài "Nghiên cứu tác dụng của vôi và mụn dừa bón cho đất đến năng suất và tích lũy asen của cây đậu phộng trên đất An Phú, An Giang" được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả của biện pháp bón vôi và mụn dừa lên sự hấp thu và tích lũy asen trong cây đậu phộng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức được xây dựng dựa vào lượng vôi và mụn dừa bón cho cây đậu phộng, cụ thể như sau: bón vôi (5 tấn/ha), bón mụn dừa (5 tấn/ha), bón kết hợp vôi (5 tấn/ha) với mụn dừa (5 tấn/ha), đối chứng (không bón vôi, mụn dừa). Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu đất thí nghiệm có lượng asen tăng từ 47,4 đến 50,73 mg/kg chứng tỏ vôi và mụn dừa đã giữ asen lại trong đất giúp hạn chế hấp thu asen vào cây trồng nên hàm lượng asen trong hạt và trong thân của cây đậu phộng thấp hơn nghiệm thức không có bón vôi và mụn dừa lần lượt là 47% và 54%. Bên cạnh đó chiều cao, số chồi và năng suất của cây đậu phộng cũng được cải thiện hơn so với đối chứng không bón vôi, mụn dừa. Từ đó cho thấy hiệu quả của việc bón vôi kết hợp với mụn dừa trong việc giảm sự hấp thu asen và tăng năng suất cây đậu phộng.