ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ KHÁNH LÂM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN RỪNG U MINH HẠ = EVALUATION OF THE WILLINGNESS TO PAY OF LOCAL RESIDENTS IN KHANH LAM COMMUNE FOR U MINH HA FOREST PROTECTION

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hiền Lê Thị Diệu, Khải Huỳnh Việt, Phạm Thị Tố Quyên

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: NCBI

ID: 472482

Hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp nhưng giá trị khác nhau cho người dân địa phương. Bài viết sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ, một trong hai vùng đất ngập nước quan trọng ở ĐBSCL. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 125 người dân sinh sống xung quanh rừng U Minh Hạ (xã Khánh Lâm), những người được hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 60% đáp viên sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn rừng và mức giá sẵn lòng chi trả tính theo số lượng gạo là 4kg mỗi tháng. Những đáp viên biết người xung quanh đồng ý tham gia dự án thì khả năng chấp nhận dự án của họ cũng tăng. Tuy nhiên, những đáp viên đã từng tham gia chương trình bảo tồn trước đó lại chưa thực sự tin tưởng vào tính khả thi của dự án nên khả năng đóng góp của họ lại thấp hơn so với những người khác. The forest ecosystem on wetlands in the Mekong Delta provides different values for local communities. The paper used the contingent valuation model (CVM) to estimate the willingness of local residents to pay for the U Minh Ha forest conservation project, one of two important wetlands in the Mekong Delta. Primary data was collected through direct interviews with 125 residents living around U Minh Ha, who have directly benefited from the forest. The results showed that 60% of respondents were willing to pay for forest conservation and thier willingness to pay in rice is 4 kg per month. If respondents knew that their neighbors participated in the conservation project, they were more likely to contribute to this project. However, respondents who had previously participated in previous conservation activities did not really believe in the feasibility of the project, so their agreement to contribute is lower than that of others.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH