``The Sea and the Kingfisher'' (French La Mer et le martin-pêcheur) is a special novel written by Bui Ngoc Tan. This work is not only the pride of contemporary Vietnamese literature in general and Hai Phong literature in particular when it won the Henri Queffenlec Award in France in 2012
but also the stamp of the author's journey "resurrection of the dead", after more than 5 years of imprisonment and 20 years of torture of reading and writing. Because of his special circumstances, social change is always reflected in Bui Ngoc Tan's work. ``The Sea and the ingfisher'' is the same as a little cosmos, a panoramic discourse reflecting all of the love and sorrow of a generation having to face so many incidents and ideological conflicts. Above all of the limited literature, ``The Sea and the Kingfisher'' is a worthy writing. This is seen as a realistic novel, straight and steady, which exposes a world that is still deep in darkness, beneath the golden and glamorous slogan. There are honest people buried deep in the bottom, crumpled and writhed, silently alive, and silently dead. "Belles-lettres" of Bui Ngoc Tan, is a chord of many "words" that were invoked from thousands and thousands of lives of anonymity in the same era. It is both pristine, bitter, and a sigh of pain, laden with deep thoughts. It's also the crystallization of the love of life and faith, thus the aspiration of social transformation. Using the sociocriticism, the writer focuses on researching the relationship between life and the working life of Bui Ngoc Tan through his works. And then, we will reach a deeper understanding of the value of Bui Ngoc Tan's literary heritage, the morality or the self-consciousness of the writer's social role, and the aspirations to improve society by literature that he cherished all life. Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là một tác phẩm đặc biệt. Đặc biệt, không chỉ bởi vì tác phẩm vinh dự đoạt giải Henri Queffenlec tại Pháp năm 2012, trở thành niềm tự hào của nền văn học đương đại Việt Nam. Hơn hết, Biển và chim bói cá là quyển tiểu thuyết ghi dấu chặng đường "hồi sinh từ cõi chết" của cây bút Bùi Ngọc Tấn, sau hơn 5 năm tù không án và 20 năm quay quắt đau đớn sợ đọc, sợ viết. Là một nhà văn có hoàn cảnh đặc biệt, văn chương Bùi Ngọc Tấn chưa bao giờ tách rời nhịp thở với những biến động xã hội. Biển và chim bói cá, giống như một tiểu vũ trụ, một diễn ngôn toàn cảnh chứa đựng tất cả tình yêu thương lẫn nỗi ưu tư, đau xót của một thế hệ con người sống giữa quá nhiều biến cố và xung đột ý thức hệ. Vượt lên trên tất cả những hạn định ngoại văn học, tinh thần cầm bút của Bùi Ngọc Tấn khi viết Biển và chim bói cá là một hiện tượng rất đáng trân trọng. Đây được xem như một quyển tiểu thuyết hiện thực đường hoàng, ngay thẳng, kiên định phơi bày ra ánh sáng một thế giới còn nằm sâu trong bóng tối, bên dưới những vàng son và khẩu hiệu. Ở đó, có những con người lương thiện bị vùi sâu dưới đáy, bị giày xéo quằn quại, âm thầm sống và âm thầm chết. "Chữ" của Bùi Ngọc Tấn, là một hợp âm của rất nhiều "chữ" khác được xướng lên từ hàng ngàn, hàng vạn kiếp phù sinh vô danh cùng thời đại. Nó vừa tinh khôi, vừa cay đắng, vừa là tiếng thở dài khắc khoải, nặng trĩu những trầm luân, vừa là kết tinh của tình yêu cuộc sống lẫn niềm tin và khát vọng biến cải xã hội. Lựa chọn tiếp cận tác phẩm bằng phương pháp phê bình xã hội học, chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt giữa đời sống và đời viết của Bùi Ngọc Tấn, được kết tinh thông qua tác phẩm. Từ đó, tạo điều kiện để tìm hiểu sâu hơn giá trị di sản văn học Bùi Ngọc Tấn
về tâm thái đạo đức hay sự ý thức về vai trò xã hội của chính nhà văn trong quá trình sáng tác
về những khát vọng và tính khả dụng của khát vọng dùng văn học để cải tạo xã hội mà người nghệ sĩ Bùi Ngọc Tấn đã dành trọn một đời để ấp ủ.