Trình bày tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm những kết quả đạt được và những đánh giá qua các số liệu thực tế. Theo đánh giá cho thấy: xu hướng phục hồi dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng rõ rệt, tuy nhiên hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thực hiện bài bản nên hiệu quả chưa cao. Nêu mục tiêu, phương hướng xúc tiến thu hút và sử dụng vốn FDI trong năm 2005 và đề xuất một số giải pháp chính cần thực hiện để đạt được mục tiêu này.Trong 30 năm (1988 - 2018) kể từ khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mặt tại Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về số dự án và tổng vốn đầu tư. Tuy FDI có sự chênh lệch cao giữa các tỉnh, thành trong vùng nhưng FDI đã phát triển được nhiều ngành nghề ở mọi lĩnh vực, trong đó công nghiệp - xây dựng có ưu thế vượt trội về số lượng dự án cũng như nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, FDI tạo nhiều việc làm góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp của người lao động, từng bước hình thành một đội ngũ quản lý và công nhân có tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật... Tuy nhiên vùng cần có giải pháp phù hợp để đảm bảo thu hút FDI và phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ.Từ khóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển bền vững, Đông Nam Bộ