Tiến hành phân lập được 5 chủng nấm men có khả năng ức chế Bacillus subtilis và Escherichia coli là Đ22, ĐM44.5, ĐM50.1, MN7 và Sb từ hơn 300 chủng nấm men rừng ngập mặn và chủng Sb. Chọn lọc 3 chủng Đ22, MN7 và Sb để nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm men. Kết quả cho thấy, nấm men của các chủng này sinh trưởng tốt trong môi trường có nguồn cacbon là maltoza, sau là glucoza. Nước chiết củ quả không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của nấm men. Muối ZnSO4 nồng độ 7ppm trong môi trường có kích thích sự sinh trưởng của nấm men chủng Đ22 và MN7. pH thích hợp cho sự sinh trưởng của 3 chủng nấm men này là 5-5,5. Kiểm định bằng kỹ thuật ADN phân loại cho thấy, chủng ĐM44.5 thuộc loài Kluyveromyces aestuarii, chủng ĐM50.1 thuộc giống Candida và chủng MN7 và Sb thuộc loài Saccharomyces cerevisisae.Nghiên cứu được tiến hành trên 10 giống lạc L14, L15, MD7, L08, L16, L17, L18, L12, V79 và BG78. Các giống được trồng trên 2 vùng khác nhau: vùng có tưới và vùng khô hạn. Xác định được 3 giống L15, L17 và L18 thích hợp cho vùng đất cát biển có tưới trong vụ xuân. Các giống này thuộc dạng hình thực vật Spanish đứng chịu thâm canh, có khả năng kháng bệnh lá và chống chịu trung bình với điều kiện ngoại cảnh. Xác định 3 giống L12, L17 và L16 thích hợp cho vùng đất cát biển khô hạn trong vụ xuân. Các giống này thuộc dạng hình nửa đứng, chịu thâm canh trung bình, nhiễm bệnh lá nhẹ và có khả năng chịu hạn tốt.Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các giống lúa chịu mặn cho năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện canh tác vùng lúa tôm ven biển phía Tây đồng bằng sông Cửu Long. Hai mươi bảy giống lúa được sử dụng để đánh giá tính chịu mặn ở giai đoạn mạ trong dung dịch Yoshida với 2 nồng độ muối là 6‰ và 8‰. Các giống lúa chịu mặn tốt được lựa chọn cho khảo nghiệm tại hai huyện An Biên và An Minh, đồng thời tiến hành đánh giá phẩm chất gạo để tuyển chọn các giống lúa vừa chịu mặn vừa năng suất, chất lượng cao cho vùng lúa tôm ven biển phía Tây thuộc tỉnh Kiên Giang. Kết quả lựa chọn được 19 giống lúa chống chịu mặn tốt đưa vào khảo nghiệm ở 2 huyện An Biên và An Minh, qua đó xác định được 3 giống lúa là OM18, OM429 và OM242 cho năng suất cao 3,7 - 4,0 tấn/ha ở An Minh tới 5,2 - 6,6 tấn/ha ở An Biên, phẩm chất tốt (không bạc bụng, hàm lượng amylose từ 16 - 17%) thích hợp cho canh tác lúa trong mô hình lúa tôm tại địa phương.