Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có so sánh đối chứng trên 70 đối tượng trẻ em miền núi tuổi từ 13-60 tháng bị suy dinh dưỡng độ I-II, có so sánh tác dụng của CBT và TTS trong phục hồi dinh dưỡng trẻ em tại huyện Phú Lương-Thái Nguyên. Kết quả: "CBT" có tác dụng phục hồi dinh dưỡng là 31,3% , chuyển độ suy dinh dưỡng là 40%
"TTS" có tác dụng phục hồi dinh dưỡng là 17,14% , chuyển độ suy dinh dưỡng là 22,86% . Thuốc có tác dụng tăng hàm lượng Protein toàn phần (P0,01). Thuốc không gây các tác dụng không mong muốn. Kết luận: "CBT" và "TTS" đều có tác dụng trong phục hồi dinh dưỡng trẻ em với tỷ lệ cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung của "CBT" là 71,43% và của "TTS" là 40% . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P0,01.