Cách sử dụng mạo từ tiếng anh của người Việt học tiếng Anh như một ngoại ngữ=English article choices by Vietnamese EFL learners

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Quyên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: TC Nghiên cứu nước ngoài – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018

Mô tả vật lý: tr.74-89

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 474514

Bài báo này trình bày một nghiên cứu về việc sử dụng mạo từ tiếng Anh của người Việt học tiếng Anh như là một ngoại ngữ được tiến hành trong khuôn khổ nghiên cứu của Ionin, Ko và Wexler (2004). Theo như Lý thuyết Dao động (Fluctuation Hypothesis) và Tham biến Mạo từ (Article Choice Parameter) của ba tác giả trên thì đối với người học tiếng Anh như là một ngoại ngữ - trong khi ngôn ngữ mẹ đẻ của họ không có hệ thống mạo từ, sẽ có thể tiếp cận với hệ thống ngữ pháp phổ quát cũng như những đặc trưng ngữ nghĩa phổ quát của hệ thống mạo từ, đó là tính xác định (definiteness) và tính cụ thể (specificity). Hệ thống nhị phân của mạo từ tiếng Anh được phân chia dựa trên tính xác định của cụm danh từ, chứ không phải tính cụ thể mạo từ the thể hiện tính xác định và mạo từ a thể hiện tính không xác định. Do đó, theo hai lý thuyết trên, việc sử dụng mạo từ của người học tiếng Anh mà ngôn ngữ mẹ đẻ không có hệ thống mạo từ đầy đủ, được dự đoán là sẽ dao động giữa hai giá trị của Tham biến Mạo từ lúc này người học sẽ dùng mạo từ dựa trên tính cụ thể của cụm danh từ và lúc khác họ sẽ dùng mạo từ dựa trên tính xác định của cụm danh từ. Trên thực tế, theo như dữ liệu nghiên cứu thu thập được trên nhiều đối tượng học ngoại ngữ thì bằng chứng chứng minh tính khả thi cho Lý thuyết Dao động chưa thực sự được đầy đủ và đa diện. Đây chính là động lực để nghiên cứu này được thực hiện đó là để kiểm chứng lại Lý thuyết Dao động và Tham biến Mạo từ. Ngoài ra, một động lực khác để thực hiện nghiên cứu này đó là có rất ít những nghiên cứu về việc sử dụng mạo từ tiếng Anh của người Việt.This paper investigates the choice of articles by L1 (first language) Vietnamese learners of L2 (second language) English under the framework proposed by Ionin, Ko and Wexler (2004). According to their Fluctuation Hypothesis and Article Choice Parameter, L2 learners of English whose L1 does not have articles have direct, universal grammar-mediated access to universal semantic features of the article system, i.e. definiteness and specificity. The dual article system of English encodes definiteness, which leads L2 learners whose L1 lacks a proper article system to fluctuate between the two values of the Article Choice Parameter, that is, definiteness and specificity. Although empirical research has been done to examine the acquisition of article system by both L1 and L2 learners as well as to validate the hypothesis, the results obtained f-rom the research appear to be inconclusive, laying a fruitful area for further investigation. The current research was carried out with the aim to enrich L2 data with respect to the article acquisition domain and, more importantly, to examine Ionin et al.’s (2004) conclusions regarding the effect of specificity on the choice of article. The study was also motivated by the scarcity of research looking at how Vietnamese learners of L2 English acquire the target article system.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH