The rapid improvement of automated equipment and innovative production lines needs increased worker awareness and the development of adaptive abilities, which are critical for determining the competitive competence of enterprises in the sector. This study investigates the perspectives of garment industry workers on retraining and skill development activities to meet the needs of the Fourth Industrial Revolution (IR 4.0). The study collected information from 117 people who now work in the VSIP industrial parks in Hai Phong. The research looks at the following significant aspects: i) Employees' understanding of the need for retraining
ii) Employees' perspectives on the critical skills necessary to meet Industry 4.0 requirements
and iii) Barriers to accessing and participating in training programs. The findings show that, while employees in the garment sector recognize the importance of retraining and skill development, several individuals need help accessing these programs due to time constraints, financial constraints, and a lack of information about training opportunities. The study emphasizes the need to develop training programs that combine technical competence with interpersonal skills and establish support networks from businesses and organizations that assist workers (such as UNI0Ns and job placement centers).Với sự phát triển nhanh chóng của máy móc tự động hóa và dây chuyền sản xuất với công nghệ thông minh, việc nâng cao nhận thức và phát triển các kỹ năng thích ứng của người lao động không chỉ là những yêu cầu thiết yếu mà còn là một trong những yếu tố then chốt xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Nghiên cứu này tìm hiểu và phân tích quan điểm của công nhân ngành may mặc về hoạt động đào tạo lại và phát triển kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin của 117 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp VSIP - Hải Phòng. Nghiên cứu đề cập các nội dung chính gồmi) Mức độ hiểu biết về sự cần thiết của đào tạo lại
ii) Quan điểm của công nhân về các kỹ năng quan trọng để đáp ứng tiêu chuẩn CMCN 4.0
iii) các khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia các chương trình đào tạo. Kết quả cho thấy, mặc dù công nhân ngành may mặc nhận thức được sự cần thiết của việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng, tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chương trình này do hạn chế về thời gian, chi phí và khả năng tiếp cận thông tin về khóa đào tạo. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các chương trình đào tạo kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng mềm, đồng thời xây dựng các cơ chế hỗ trợ từ doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ người lao động (công đoàn, trung tâm giới thiệu việc làm,…)