Nghiên cứu này đã đánh giá được mức độ phổ biến và thiệt hại do bệnh đốm đen gây ra trên giống lạc L14 tại Nghệ An. Bệnh đốm đen xuất hiện và gây hại phổ biến hàng năm trên các ruộng lạc trong cả vụ xuân và vụ thu. Mức độ phổ biến của bệnh trong cả vụ xuân và vụ thu từ năm 2012 đến 2014 đều đạt mức cao nhất, 100% số ruộng điều tra đều bị bệnh. Nâm gây bệnh đốm đen bắt đầu xâm nhập khi cây lạc ra hoa và biểu hiện triệu chứng khi cây bắt đầu đâm tia, sau đó bệnh phát triển và gây hại nặng từ khi quả lạc bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch. Nấm gây bệnh đốm đen sinh sản sinh ra độc tố Cercosporin kìm hãm sự hoạt động của lá, gây hiện tượng rụng lá sớm, ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp và khả năng tích lũy chất khô về quả của cây. Do đó, bệnh đốm đen gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lạc, đặc biệt ở vụ thu. Trong vụ thu 2014 cấp bệnh trên cây thường dao động từ cấp 5 đến cấp 7 nên năng suất giảm tương ứng 34,23-49,90%. Trong vụ xuân 2014 mức độ thiệt hại do bệnh gây ra thấp hơn, cấp bệnh trên cây thường dao động từ cấp 3 đến cấp 5 nên năng suất giảm tương ứng 17,0-30,24%.Lan Hồ điệp được trồng phổ biến trên thế giới vì chúng có nhiều màu sắc rực rỡ và có độ bền rất lâu. Việc tìm ra các phương pháp thúc đẩy sự ra hoa theo ý muốn người trồng lan Hồ điệp là vấn đề cần quan tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích benzyl adenine (BA) và dạng phân lân lên sự ra hoa của cây lan Hồ điệp hoa tím (Phalaenopsisspp.) đã được thực hiện gồm hai thí nghiệm. Kết quả cho thấy (i) Sử dụng BA và bổ sung NPK đã kích thích ra hoa trên lan Hồ điệp hoa tím (93,3%), chiều dài phát hoa (69,8 cm) và đường kính hoa (10,2 cm), cao nhất trên nghiệm thức BA 200 mg/L + NPK 10 - 60 - 10 0,5 g/L
(ii) Kích thước cây có tác động lên quá trình xử lý ra hoa, trong đó các nghiệm thức cây có 3 cặp - 5 cặp lá là hiệu quả (tỷ lệ ra hoa trên 90%). Bên cạnh đó, việc phun BA và dạng phân lân không ảnh hưởng đến hình thái của lan Hồ điệp. Nghiên cứu này cho thấy, sự kết hợp giữa BA và phân lân liều cao có thể đẩy nhanh quá trình ra hoa của lan Hồ điệp.